Sự hiệu quả của quản trị doanh nghiệp phụ thuộc mạnh mẽ vào khả năng làm việc hiệu quả của người quản lý. Với vai trò quan trọng trong quản trị công ty, quyền và nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp được coi là yếu tố cốt lõi. Bài viết này từ Ninja sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp.
I. Người quản lý doanh nghiệp là ai?
Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định rất rõ người quản lý doanh nghiệp là những người giữ chức vụ chính trong doanh nghiệp. Nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty như:
– Chủ doanh nghiệp tư nhân
– Thành viên hợp danh
– Chủ tịch Hội đồng thành viên
– Thành viên Hội đồng thành viên
– Chủ tịch công ty
– Chủ tịch Hội đồng quản trị
– Thành viên Hội đồng quản trị
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, pháp luật quy định những chức danh quản lý khác nhau. Theo đó chức danh người quản lý doanh nghiệp của các loại hình doanh nghiệp cụ thể sẽ là:
1. Đối với công ty TNHH
– Công ty TNHH 1 thành viên
Người quản lý công ty TNHH một thành viên bao gồm các chức danh sau:
+ Chủ tịch công ty
+ Thành viên Hội đồng thành viên
+ Chủ tịch Hội đồng thành viên
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
+ Cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty.
– Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên
Người quản lý công ty TNHH hai thành viên trở lên bao gồm các chức danh quản lý sau:
+ Chủ tịch Hội đồng thành viên
+ Thành viên Hội đồng thành viên
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
+ Cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty.
2. Đối với doanh nghiệp tư nhân
Người quản lý Doanh nghiệp tư nhân là
– Chủ doanh nghiệp tư nhân
– Giám đốc quản lý doanh nghiệp
– Cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
3. Đối với công ty hợp danh
Người quản lý công ty hợp danh bao gồm
– Thành viên hợp danh
– Chủ tịch Hội đồng thành viên
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
– Cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
4. Đối với công ty cổ phần
Người quản lý công ty cổ phần bao gồm
– Chủ tịch Hội đồng quản trị
– Thành viên Hội đồng quản trị
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
– Cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
>>> Xem thêm: Các loại hình doanh nghiệp hợp pháp ở Việt Nam hiện nay
II. Vai trò của người quản lý doanh nghiệp là gì?
Người lãnh đạo doanh nghiệp có thể được sắp xếp theo các cấp bậc. Những người quản lý chung và chịu trách nhiệm về các vấn đề quan trọng được coi là người quản lý cấp cao. Người quản lý cấp cơ sở, hay cấp dưới, có thể là Giám đốc hoặc các trưởng phòng/ban chuyên môn.
Tuy nhiên, vai trò của họ, dù ở bất kỳ vị trí nào, gần như là tương đương. Một số vai trò quan trọng bao gồm:
– Đại diện pháp lý cho công ty: Đại diện doanh nghiệp ký kết hợp đồng với các đối tác, tham gia và giải quyết các tranh chấp, thủ tục hành chính…
– Xây dựng cơ cấu tổ chức và bổ nhiệm các chức danh trong doanh nghiệp.
– Quyết định và điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.
– Phân công, quản lý và kiểm tra công việc của cấp dưới.
– Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
III. Trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp là gì?
Các vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm chung của người quản lý doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2020 có thể bao gồm:
– Sử dụng kỹ năng phân tích để đưa ra các quyết định phù hợp trong các quá trình ra quyết định phức tạp. Nhằm nâng cao giá trị kinh tế và tài chính của tổ chức.
– Áp dụng tư duy phản biện và lập kế hoạch chiến lược để thúc đẩy sự thành công của tổ chức. Bằng cách sử dụng sự đổi mới và phân tích.
– Hiểu cách cải tiến quy trình, tích hợp công nghệ mới và phát triển các giải pháp tiên tiến để cải thiện kết quả kinh doanh.
– Lãnh đạo các tập thể, cá nhân, dự án và sáng kiến trên mọi cấp độ trong tổ chức.
Một số trách nhiệm chi tiết mà một người quản lý có thể đảm nhiệm bao gồm:
– Giám sát và khen thưởng nhân viên để nâng cao hiệu quả làm việc.
– Đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty so với mục tiêu hàng tháng, hàng quý và hàng năm.
– Phát triển kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp với dự báo và mục tiêu của công ty.
– Đề xuất các cải tiến trong quy trình và thủ tục.
– Giám sát các nguồn lực của công ty.
– Đại diện cho công ty tại các sự kiện và hội nghị để mở rộng mạng lưới kết nối.
– Phân tích dữ liệu và so sánh với các mục tiêu đề ra.
– Theo dõi tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tài chính và lập ngân sách.
– Dự tính và thiết lập các thông số về chi phí, ngân sách, chiến dịch và khả năng sinh lời.
– Xem xét báo cáo tài chính để cải thiện ngân sách và chi phí hoạt động hàng năm.
– Nghiên cứu các xu hướng tiếp thị và trong ngành.
– Giám sát thủ tục và quy trình để đạt được hiệu quả tối đa.
– Hợp tác với giám đốc điều hành, trưởng bộ phận và những người khác để đặt ra mục tiêu, cải tiến và xây dựng chiến lược.
Trên đây là quy định về người điều hành doanh nghiệp. Hy vọng các chia sẻ của Ninja sẽ hữu ích cho quý khách hàng trong việc áp dụng pháp luật.