Quy trình tuyển dụng nhân sự là một phần không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Đó là quy trình cơ bản giúp doanh nghiệp lựa chọn và tuyển dụng nhân sự phù hợp cho công ty. Trong bài viết ngày hôm nay, Ninja xin chia sẻ sơ đồ quy trình tuyển dụng nhân sự đầy đủ từ A đến Z để các nhà tuyển dụng tham khảo.
I. Quy trình tuyển dụng nhân sự là gì?
Đối với mọi công ty mong muốn phát triển, việc có một đội ngũ tuyển dụng nhân sự là vô cùng quan trọng. Quy trình tuyển dụng là một chuỗi hoạt động liên tục được thực hiện nhằm tìm kiếm, lựa chọn, sàng lọc và phỏng vấn ứng viên, nhằm tìm ra nguồn nhân lực tốt nhất cho công ty hoặc doanh nghiệp. Hiện nay, nhân lực được coi là một yếu tố quyết định thành bại của một doanh nghiệp. Vì vậy, mọi bước trong quá trình tuyển chọn nhân sự đều cần được thực hiện cẩn thận và kỹ lưỡng.
Mục đích của quy trình tuyển dụng chủ yếu vấn là tìm ra được nguồn nhân lực có đầy đủ năng lực, kỹ năng để xử lý công việc hiệu quả. Góp phần đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng hơn cả về quy mô và chất lượng hơn trong tương lai.
>>> Xem thêm: HR là gì? Thông tin về ngành HR từ A-Z chi tiết nhất
II. Vai trò của sơ đồ quy trình tuyển dụng nhân sự
Mục tiêu của sơ đồ tuyển dụng nhân sự là thu hút ứng viên có năng lực và khuyến khích số lượng ứng viên nộp hồ sơ đa dạng. Điều này là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng một danh sách ứng viên chất lượng. Từ đó tiết kiệm thời gian trong việc tìm kiếm ứng viên thay thế cho các vị trí hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.
1. Tiết kiệm thời gian
Việc xây dựng quy trình tuyển dụng nhân sự khoa học giúp nhà tuyển dụng tìm kiếm. Đồng thời chọn lựa ứng viên phù hợp một cách nhanh chóng hơn. Đồng thời, nó cũng giúp thu hút được số lượng ứng viên đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất với tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất. Việc xây dựng quy trình tuyển dụng khoa học giúp tối ưu hóa chi phí và thời gian. Đồng thời thể hiện tính chuyên nghiệp của thương hiệu tuyển dụng trong mắt ứng viên.
2. Gắn kết nhân viên
Ngoài việc xây dựng quy trình tuyển dụng đúng chuẩn, hướng đúng cũng có thể giúp doanh nghiệp lựa chọn những ứng viên phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của mình, đảm bảo hiệu suất làm việc. Hơn nữa, điều này còn giúp tạo sự gắn kết của nhân viên, thúc đẩy động lực làm việc nhiệt tình và sự tận tâm đối với công việc.
3. Chủ động hơn trong công tác tuyển dụng
Việc chuẩn bị kế hoạch tuyển dụng cẩn thận giúp doanh nghiệp có sự chủ động và đồng nhất về chiến lược cho cấp quản lý và bộ phận nhân sự. Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược nhằm cải thiện chất lượng ứng viên. Đồng thời nâng cao uy tín thương hiệu.
III. Sơ đồ quy trình tuyển dụng nhân sự chi tiết
Trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng tuân thủ theo đủ các bước trong quy trình tuyển dụng nhân sự. Điều này còn tùy tình hình thực tế mà các doanh nghiệp sẽ thay đổi linh hoạt để phù hợp.
Tuy nhiên, lưu đồ quy trình tuyển dụng nhân sự theo chuẩn ISO bao gồm 10 bước sau:
1. Chuẩn bị tuyển dụng
Đây là bước khởi đầu trong quy trình tuyển dụng nhân sự. Trong giai đoạn này, nhà tuyển dụng cần lập kế hoạch tuyển dụng bằng việc thành lập ban tuyển dụng, đặt ra thời hạn, xác định kinh phí… Tiếp theo, cần xem xét và tìm hiểu các quy định của nhà nước, các văn bản liên quan từ tổ chức và doanh nghiệp về tuyển dụng. Mục đích chính của việc này là thiết lập các tiêu chuẩn để lựa chọn ứng viên phù hợp.
2. Thông báo tuyển dụng
Nhà tuyển dụng sẽ sử dụng các kênh khác nhau để thông báo về việc tuyển dụng. Bao gồm website việc làm, quảng cáo trên báo – đài, trung tâm giới thiệu việc làm, treo banner… Nội dung thông báo tuyển dụng cần chứa đầy đủ thông tin cơ bản về số lượng cần tuyển, mô tả công việc và yêu cầu công việc, cũng như yêu cầu hồ sơ.
3. Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ
Sau hai bước chuẩn bị và thông báo tuyển dụng, hồ sơ của ứng viên sẽ được gửi về doanh nghiệp, bao gồm bản cứng và bản điện tử. Tuy nhiên, do nhiều ứng viên thường gửi hồ sơ mà không xem xét kỹ, có thể sẽ có những hồ sơ không phù hợp với yêu cầu tuyển dụng. Vì vậy, nhà tuyển dụng cần tiến hành lựa chọn những hồ sơ phù hợp để lên kế hoạch phỏng vấn.
4. Phỏng vấn sơ bộ
Sau khi chọn được những hồ sơ phù hợp, nhà tuyển dụng sẽ tiến hành phỏng vấn sơ bộ thông qua điện thoại hoặc hẹn phỏng vấn trực tiếp. Bước phỏng vấn sơ bộ này giúp nhà tuyển dụng lọc lại hồ sơ một lần nữa, loại bỏ những ứng viên không đạt yêu cầu.
5. Kiểm tra, trắc nghiệm
Trong giai đoạn này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá năng lực thực tế của ứng viên thông qua các bài kiểm tra chuyên môn, kiểm tra trí tuệ (IQ), kiểm tra logic và kiểm tra trình độ ngoại ngữ. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ xác định được những ứng viên tiềm năng nhất.
6. Phỏng vấn lần 2
Trong vòng phỏng vấn này, nhà tuyển dụng sẽ xem xét và đánh giá ứng viên từ nhiều khía cạnh khác nhau. Nhằm tìm hiểu thêm về tính cách và phẩm chất cá nhân của ứng viên, xem liệu chúng có phù hợp với môi trường làm việc và vị trí công việc đó hay không. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng sẽ đặt câu hỏi liên quan đến lương, thưởng và chế độ đãi ngộ để ứng viên có thể thảo luận và đặt câu hỏi.
7. Xác minh, điều tra
Qua việc liên hệ với người tham khảo (như cấp trên trước đây, đồng nghiệp cũ, giáo viên…), nhà tuyển dụng sẽ thực hiện xác minh và kiểm chứng các thông tin mà ứng viên cung cấp. Nhằm đảm bảo tính chính xác của chúng và nhìn nhận như thế nào về ứng viên từ phía người tham khảo.
8. Khám sức khỏe
Thường thì các doanh nghiệp sẽ tổ chức kiểm tra sức khỏe cho ứng viên trước khi quyết định tuyển dụng. Điều này là vì nếu ứng viên đáp ứng đủ các yêu cầu về trình độ chuyên môn và kỹ năng. Nhưng sức khỏe không đảm bảo, doanh nghiệp cũng phải xem xét kỹ.
9. Ra quyết định tuyển dụng
Đây được coi là giai đoạn hồi hộp nhất đối với ứng viên. Sau quá trình tuyển dụng, nhà tuyển dụng sẽ xem xét và đánh giá ứng viên dựa trên thông tin đầy đủ và có hệ thống. Sau đó quyết định chọn những ứng viên đáp ứng yêu cầu và thông báo cho họ về kết quả trúng tuyển. Khi được tuyển dụng chính thức, ứng viên sẽ trở thành nhân viên của công ty. Bước cuối cùng là hai bên sẽ ký kết hợp đồng.
10. Bố trí công việc
Khi ứng viên được chấp nhận và bắt đầu làm việc, bộ phận hành chính – nhân sự sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để ký kết hợp đồng làm việc với nhân viên mới. Trưởng bộ phận quản lý nhân viên sẽ trực tiếp hoặc được chỉ đạo để hướng dẫn công việc cho nhân viên mới.
Sơ đồ quy trình tuyển dụng đòi hỏi doanh nghiệp và nhà tuyển dụng phải nghiên cứu kỹ vì nó khá phức tạp. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ các bước quan trọng. Từ đó đưa ra giải pháp tuyển dụng phù hợp nhất, nhằm đạt hiệu quả cao và tìm kiếm được những ứng viên tiềm năng nhất.