Trong những năm làm việc với nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ, tôi nhận ra rằng có rất nhiều sai lầm có thể đẩy doanh nghiệp đi chệch hướng khiến họ bị phá sản. (Chính bản thân tôi cũng đã mắc phải một vài sai lầm đó). Hiện tại, ngay từ đầu tôi đưa danh sách này cho những khách hàng của mình. Tồi nói họ dán danh sách đó vào lịch làm việc hàng ngày và treo trên tường cạnh máy tính. Tôi đề nghị bạn cũng làm như vậy để tránh mắc lỗi và tăng cơ hội thành công lên 1000%.
1. Động lực để thành lập một doanh nghiệp, chỉ vì bạn biết cách làm một điều gì đó (thiết kế đồ trang sức, làm bánh pa-tê ngon hơn…)
Bạn biết làm tốt một điều gì đó không có nghĩa là bạn biết cách điều hành một doanh nghiệp, hai điều đó không hề giống nhau. Nếu bạn đi theo logic đó thì sẽ có hàng triệu Martha Stevvard (chủ công ty truyền thông Martha Stevvart Living Omnimedia (MSLO), trị giá hon
600 triệu USD) và Marie Callenders (chủ một chuỗi các nhà hàng và hiệu bánh ngọt nổi tiếng)! Bạn cần học cách điều hành doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh, truớc khi bạn đưa thời gian, nguồn vốn và tài nguyên của bạn vào hoạt động. Phần II của cuốn sách đã giúp bạn học các kỹ năng cần thiết để điều hành một doanh nghiệp, mà bạn có thể tự làm các khâu hoặc thiết kế sản phẩm hoặc dịch vụ cho doanh nghiệp ấy. Bạn hãy đặc biệt chú ý phần thiết kế kế hoạch kinh doanh chi tiết ở Mục 7.
2. Khởi nghiệp mà không có kế hoạch kinh doanh, kế hoạch chi tiết cho cuộc đời và công ty
Tôi không bao giờ nói bạn không cần một kế hoạch kinh doanh, những điều tôi nói là bạn cần một bản kế hoạch chi tiết cho cuộc đời và cho sự nghiệp kinh doanh, để đạt được thành công trong lĩnh vực kinh doanh nhỏ và có cuộc sống hạnh phúc. Nếu như bạn đang cần vốn đầu tư, đặc biệt là từ Ban Quản lý Doanh nghiệp nhỏ, bạn cần có bản kế hoạch kinh doanh.
3. Khởi nghiệp mà không có tầm nhìn
Bạn phải nhìn thây được công việc kinh doanh của bạn vẫn đang hoạt động, trước khi đi vay, thuê cửa hàng hoặc ỉn danh thiếp. Bạn chỉ bắt đầu khi đã xác định rõ về công việc kinh doanh của mình. Nó gần như một ngọn đuốc dẫn đường, khi bạn đang trên con đường gây dựng kinh doanh. Tầm nhìn và sự tưởng tượng là hai kỹ năng tất yếu cần có của bất kỳ chủ doanh nghiệp nào. Xem Mục 6 để học cách thiết lập tầm nhìn tốt cho doanh nghiệp của bạn.
Bạn cũng phải đưa ra bản kế hoạch và định hướng khi bạn rời khỏi doanh nghiệp (xem 22 sai lầm). Tất cả mọi người đều muốn nghỉ ngơi tại thời điểm nào đó. Bạn cần lập kế hoạch cho việc rút lui một cách êm đẹp, để doanh nghiệp mang lại cho bạn một khoản thu nhập hoặc sẽ là số tiền dự trữ để đầu tư vào công việc kinh doanh kế tiếp của bạn.
4. Làm việc lâu hơn và chăm chi hơn để vượt qua thách thức trong kinh doanh
Kinh doanh như một thừ thách khi bạn vừa mới bắt đầu và khi mọi thứ trở nên khó khăn, mọi người sẽ khuyên bạn nên làm việc chăm chỉ hơn. Tuy nhiên, điều đó sẽ chỉ làm cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Khi tôi đang học chơi golf, tôi đã cố gắng lấy đà nhiều hết mức có thể cốt để đánh quả bóng đi xa. Nhưng tôi nhanh chóng học được rằng lấy đà nhiều sẽ không đánh được bóng bay xa trên đường lăn. Tôi cần phải thả lỏng người để chơi tốt hơn. Trong việc kinh doanh cũng tương tự như vậy. Khi khách hàng của tôi nản chí và khủng hoảng, tôi “sắp xếp” cho họ thời gian để nghỉ ngơi. Đó có thể là một cuộc đấu tranh, đặc biệt khi khách hàng đang bị khủng hoảng do công việc kinh doanh không tiến triển tốt. Tuy nhiên, thật kỳ lạ, bằng cách nhìn vấn đề mới và thoáng hon, bạn có thể làm tăng thêm hiệu quả và nỗ lực điều hành doanh nghiệp.
5. Sai lầm khỉ thuê nhân viên giống bạn
Khi lên kế hoạch kinh doanh chi tiết, bạn sẽ quan tâm đến các hoạt động chính cần có để điều hành một doanh nghiệp. Một trong số đó là cần những người có nãng lực và kỹ năng không giống với bạn. Nếu bạn tuyển nhân viên có tính cách và năng lực giống nhau, bạn sẽ không thể tạo được một doanh nghiệp mạnh. Ví dụ, nếu bạn có nhiều ý tưởng và có cái nhìn bao quát, bạn sẽ tự hại mình nếu tuyển một kế toán có tính cách giống bạn. Một kế toán tốt cần có đặc tính trái ngược: Họ phải rất tập trung và tỉ mỉ. Tuyển nhân viên có năng lực thích hợp như hoạt đông cốt lỗi của công ty bạn. Như đã nói ở Mục 9, để nhận biết được chính xác điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên, sừ dụng các bài trắc nghiệm tính cách và kỹ năng trước khi bạn tuyển dụng. Bạn cũng nên đọc cuốn Now, Discover Your Strengths (Hãy khám phá điểm mạnh của bạn ngay bây giờ) để học thêm về việc xây dựng nhóm và các cá thể tốt với các điểm mạnh có thể hỗ trợ cho nhau.
6. Hợp tác với những đối tác không cần thiết
Thinh thoảng, xuất phát từ nỗi lo sợ phải làm việc một mình, hoặc do thiếu vốn mà các chủ doanh nghiệp nhỏ họp tác cả với những đối tác không cần thiết. Trong kinh doanh, sự hợp tác có thể bền chặt hơn một cuộc hôn nhân, và việc loại một đối tác ra khỏi công việc kinh doanh có thể tồi tệ hơn một cuộc li hôn. Vấn đề lớn nhất ở đây là phải xác định rõ, liệu đối tác của bạn có cùng tầm nhìn kinh doanh hay họ có ý kiến riêng. Hầu hết các doanh nghiệp đều đòi hỏi tầm nhìn chiến lược nhất quán; nếu không, tình hình sẽ giống như có hai người lái trên một chiếc xe, không ai chịu rời đi và xảy ra nhiều cuộc tranh giành để tìm ra ai là người lái. Trước khi quyết định hợp tác, hãy xem xét liệu bạn có thể thuê hay trao đổi các dịch vụ với họ không. Có thể bạn sẽ thấy thoải mái hơn trong thời gian dài. Khi bạn hợp tác, phải chắc chắn rằng những điều khoản liên quan đến đối tác và công việc đã được chọn lọc và ghi lại bằng văn bản trước khi ký thỏa thuận. Hãy coi đó như “Giấy đăng ký kết hôn” của sự nghiệp kinh doanh.
7. Kiểm soát mọi thứ
Nếu bạn cảm thấy luôn cần có mặt ở doanh nghiệp, luôn chỉ đạo mọi việc, bạn sẽ tự đưa mình vào cảm giác khủng hoảng và rốt cục, bạn sẽ gặp phải sai lầm trong công việc kinh doanh cũng như trong đời sống riêng. Như tác giả của kinh doanh nhỏ – Michael Gerber đã dạy tôi, nếu bạn có mặt ở công ty mọi lúc, thì không phải bạn đang sở hữu doanh nghiệp mà đang sở hữu một công việc. Nếu bạn không phát triển các hệ thống kinh doanh và giao phó bớt công việc, bạn sẽ không bao giờ làm chủ doanh nghiệp. Chi đơn giản như vậy thôi. Xem lại Mục 8 và chắc chắn rằng bạn có các hệ thống để vừa đảm bảo tốt công việc công ty, vừa đảm bảo được cuộc sống riêng.
8. Không phân loại khách hàng
Bill Cosby đã từng nói rằng: “Tôi không biết chìa khóa dẫn tới thành công, nhưng tôi biết chìa khóa dẫn tới thất bại và đó là không phân loại khách hàng”. Bạn cần nhận biết loại hình dịch vụ hay sản phẩm mà bạn muốn và sau đó đem bán cho khách hàng tiềm năng – người sẽ sử dụng các dịch vụ của bạn. Nếu bạn cố gắng bán các sản phẩm đắt tiền cho người nghèo, bạn sẽ thất bại. Hãy tập trung vào loại hình dịch vụ hoặc sản phẩm mà bạn muốn bán, và sau đó xác định nơi nào bạn cần đến để tìm kiếm khách hàng.
9. Cố gắng khắc phục các điểm yếu
Tất cả các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu bạn chú ý vào các điểm yếu thì chi làm tăng thêm các điểm yếu mà thôi. Bạn cần phải tập hung vào việc củng cố các năng khiếu đặc biệt của mình. Đừng cố gắng cứu chữa các điểm yếu, ủy thác hoặc điều khiển nó dễ dàng hơn trong khi đó hãy tập trung vào phát triển điểm mạnh của mình.
Rất nhiều khách hàng của tôi cố gắng xác định hoặc kết nối các khả năng khác biệt của mình lại với nhau. Nếu là bạn, hãy cố gắng làm theo các chỉ dẫn sau: Viếtmột bức thư hoặc nói chuyện với những người bạn thân, đồng nghiệp hoặc ngưòi thân và hỏi họ điều gì khiến bạn trở nên khác biệt. Nếu họ tìm đến với bạn vì một trong những điểm mạnh của bạn, hãy xem họ sẽ lại đến vì cái gì. Thứ hai, đọc cuốn Now, Discover Your Strength (Hãy khám phá điểm mạnh cùa bạn ngay bây giờ) và làm bài trắc nghiệm trực tuyến người đi tìm điểm mạnh của cùng tác giả.
10. Không sử dụng tiền (đầu tư) của doanh nghiệp trước khi bạn kiếm được tiền
Đây là một sai lầm lớn trong số – 22 sai lầm. Trong những năm đầu tiên kinh doanh, tôi chỉkiếm đủ tiền duy trì công ty. Sau đó điện thoại của tôi bắt đầu đổ chuông, nhưng tôi không thể vừa trả lời điện thoại vừa tiếp khách hàng. Tôi biết mình cần thuê một nhân viên lẻ tân, nhưng làm sao tôi có thể làm điều đó, khỉ tôi chỉ kiếm đủ tiền để trả các hóa đơn? Tôi tự hỏi mình, tôi sẽ trả lời ra sao khi khách hàng cũng gặp vấn đề tương tự – và tôi đã thuê một nhân viên lễ tân. Ban đầu tôi phải trả lương cho cô ta bằng thẻ tín dụng cùa tôi, nhưng sau một năm, tôi đã kiếm được nhiều tiền. Khoản tiền đó đủ để trả lương cho cô nhân viên và cho tôi một khoản lương kha khá. Thỉnh thoảng bạn cần phải chi tiêu, hoặc như tôi hay gọi là đầu tư, đầu tư tiền vào những điều cần thiết có ảnh hưởng tích cực tới lợi nhuận của bạn.
11. Thăng chức cho những nhân viên không phù hợp
Đây là một trong những sai lầm lớn nhất của người chủ doanh nghiệp. Bởi vì có thể bạn có những nhân viên làm được việc, điều đó không có nghĩa là họ sẽ được cất nhắc lên vị trí giám sát hoặc quản lý nếu như họ không có khả năng quản lý. Hãy nhớ rằng hầu hết các vận động viên giỏi rất hiếm khi trở thành huấn luyện viên tốt. Một người quản lý giỏi hoàn toàn khác và có những khả năng không ai có. Hãy chắc chắn rằng nhân viên bạn thuê làm quản lý là một người biết cách quản lý.
12. Phát triển công ty mà không có hệ thống kinh doanh
Một hệ thống tốt là nền tảng cho công việc kinh doanh của bạn. Khi công việc điều hành doanh nghiệp của bạn gặp khó khăn, 99% vấn đề được giái quyết nhờ có hệ thống kinh doanh tốt. Tìm ra hệ thống kỉnh doanh là điều khó khăn đối với các chủ doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, việc thiết lập các hệ thống kinh doanh đơn giản như việc viết ra những điều bạn nghĩ về cách thức làm việc. Đọc lại Mục 8 để xác định được điều gì bạn cần tập trung để thiết lập nên hệ thống kinh doanh tốt cho doanh nghiệp của bạn.
13. Cố gắng tự làm mọi việc
Một trong những sai lầm lớn nhất của bạn là tin rằng bạn có thể tự làm mọi việc. Như đã đề cập ở Mục 10, ước vọng kinh doanh của bạn càng cao thì những người làm việc với bạn càng phải càng giỏi. Xác định và tập hợp các nhóm trong và ngoài doanh nghiệp mà bạn cần để tạo được “Kinh doanh nhỏ – Thành công lớn”.
14. Quá lạc quan khi vừa mới bắt đầu
Tránh lạc quan thái quá khi bạn thu được lợi nhuận vào những ngày đầu và khoản lợi nhuận lớn trong năm đầu kinh doanh. Một trong nhũng lý do chính dẫn đến thất bại của các chủ doanh nghiệp nhỏ là không kiểm soát được tiền bạc. Quá lạc quan sẽ khiến bạn không nhìn ra điều gì mới thực sự dẫn bạn tới thành công. Xây dựng công việc kinh doanh trên nền tảng của thực tế, bằng cách đưa ra nguồn ngân quỹ chính xác trong vòng ba năm đầu hoạt động.
15. Mua thiết bị có chất lượng tốt nhất và thuê nhân viên nhiều hơn nhu cầu
Bạn nên thuê hoặc mua những thiết bị cần thiết để doanh nghiệp hoạt động có năng suất và hiệu quả. Điều đó không có nghĩa là bạn phải mua nhũng thiết bị đắt tiền nhất – chỉ như bạn cần tạo ra sản phẩm và dịch vụ có thể giữ chân khách hàng. Bắt đầu bằng việc thiết lập ngân quỹ cho các khoản chi dự kiến loại hình kinh doanh nhỏ của bạn. Ngoài ra, bạn không cần phải đầu tư vào nhiều người, mà háy đầu tư vào nhúng người tốt nhất bạn có thể tìm. Trong tiếng Tây Ban Nha có câu: Lo barato sale caro, có nghĩa là: bạn nhận được những gì bạn cho đi. Bạn thà trả lương cao cho một người giữ sổ sách hoặc một kế toán tốt, còn hơn thuê cùng lúc cả người giữ sổ sách và kế toán có ít năng lực hơn.
16. Bắt đầu kỉnh doanh mà không có niềm đam mê và chỉ tập trung vào các ý tưởng dựa trên lợi nhuận/lòng tham
Bạn sẽ không bao giờ đạt tới thành công khi không quan tâm đến niềm đam mê cùa mình. Tôi bắt đầu thấy lo lắng ngay khi có người hỏi tôi: ngành kinh doanh gì đem lại khoản tiền lớn nhất. Để thành công trong kinh doanh, bạn cần một thời gian dài và điều đó đòi hỏi niềm đam mê. Có một cuốn sách tuyệt vời đuợc viết cách đây mấy nám với tựa đề Do What You Love, The Money WillFoìlow (Làm nhũng gì bạn thích, tiền bạc sẽ tự đến), trong đó có một vài lời khuyên bổ ích nhất mà bạn có thể học hỏi.
17. Bỏ cuộc quá sớm
Tất cả những câu chuyện có sức truyền cảm lớn đều viết về những người theo đuổi ước mơ và không bỏ cuộc cho tới khi ước mơ trở thành hiện thực. Câu chuyện của họ hấp dẫn, bởi họ phải vượt qua những trở ngại tưởng chừng không thể vuợt qua được. Họ có thể phải bỏ cuộc và có thể đưa ra những lý do chính đáng nhất để từ bỏ việc theo đuổi ước mơ. Nhưng điều đã biến họ từ một người bình thường trở thành anh hùng là việc dũng cảm quyết tâm đối mặt với những thử thách. Đó là lý do tại sao bạn nên bắt đầu kinh doanh dựa trên các lĩnh vực mình đam mê.
18. Tìm kiếm người nói những điều bạn muốn nghe, thay vì nói sự thật
Bạn có nhớ hội chứng American Idol (Thần tượng Mỹ)? Đừng hỏi mẹ bạn hay nhân viên xem bạn đã làm như thế nào. Tôi tin rằng bạn sẽ hiếm khi nhận được những lời góp ý mang tính xây dựng. Có rất ít Simon Cowells trong đời sống thật. Nếu bạn thực sự muốn phát triển doanh nghiệp, bạn cần nhờ sự giúp đỡ của cố vấn bên ngoài.
19. Không đầu tư tiền cho bản thân bạn hay lời tư vấn thích hợp
Những người thành công luôn có một nhóm người hướng dẫn hoặc cố vấn bên mình. Đó là một trong những lý do họ thành công nhanh hơn những nguời khác. Bạn nên có đội ngũ như vậy khi cần tuyển dụng những người giỏi nhất đế giúp bạn đưa ra những lời khuyên bổ ích trên nhiều khía cạnh kinh doanh khác nhau. Bạn cũng phải tự hoàn thiện mình hết mức có thể, bằng cách đầu tư vào chính bản thân mình và vào việc bổ sung thêm kiến thức hiện tại. Các khóa học, những cuốn sách, thầy hướng dấn có thể giúp bạn nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức nhờ đó bạn có thể cải thiện được công việc kinh doanh.
20. Không chỉ ra tầm nhìn cho nhân viên
Tất cả những chủ kinh doanh nhỏ đều làm lãnh đạo, với vị trí đó họ phải chỉ cho nhân viên thấy một tương lai tươi sáng hơn. Không ai làm việc cho một nhà lãnh đạo mà chính họ không biết họ sê làm gì trong thời gian tới. Không ai làm việc cho một nhà lánh đạo không có niềm tin vào tương lai. Để lãnh đạo nhân viên (đôi khi là khách hàng) của bạn, bạn cần phác họa lên một tương lai thật sinh động mà nhân viên của bạn có thể nhìn thấy và cảm nhận được vị trí của họ ở trong đó. Hãy đọc lại Mục 6. “Tầm nhìn của bạn – Khởi nguồn vai trò lánh đạo”.
21. Giao cho nhân viên nhiều hách nhiệm hơn khả năng và quyền hạn của họ
Phàn nàn lớn nhất từ những chủ doanh nghiệp nhỏ, là họ không thể tìm được người thích họp với công việc. Nhưng thỉnh thoảng họ cũng thuê được một nhân viên thực sự có khả năng và nhanh chóng giao phó nhiều nhiệm vụ cho họ, rốt cục đxã biến nhân viên đấy thành một người không có năng lực làm việc. Có thể bạn sẽ không bao giờ tìm đủ nhân viên chủ chốt, nhưng nếu bạn muốn tránh làm cho nhân viên giỏi của mình bị khủng hoảng trong công việc, hãy đọc lại Mục 9.
22. Không có một chiến lược rút lui (hoặc kế hoạch xấu chuỗi)
Nếu bạn làm theo các chi dẫn trong cuốn sách này, bạn sẽ từ vị trí một người làm thuê cho chính mình trở thành một doanh nhân tự làm chủ và điều hành một doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, mục đích của việc kinh doanh là đem lại cho bạn một cuộc sống tốt đẹp hơn. Kinh doanh tạo nên tính công bằng và cố thể có giá trị lớn. Một người chủ doanh nghiệp sáng suốt sẽ viết trước bản kế hoạch trong trường hợp họ phải rời bỏ công ty. Trong trường hợp đó, bạn sẽ chọn cách nào: Bạn sẽ bán công ty hoặc chuyển cho một thành viên trong gia đình, hoặc cho một trong những nhân viên giỏi của bạn? Người chủ doanh nghiệp thông minh sẽ nghĩ về điều này ngay từ khi bắt đầu kinh doanh.
Video phần mềm;